
NHỮNG TRÍCH ĐOẠN CẢM NHẬN SÁCH - VĂN VIẾT




























TỔNG HỢP CẢM NHẬN SÁCH - HÌNH MINH HỌA
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hoài An
Ý tưởng minh họa: Ni Lô đã được bay lượn khắp vùng trời Hà Nội từ thành phố cho đến làng quê, rong chơi, tận hưởng cuộc sống đầu đời với những quang cảnh tuyệt đẹp ở Việt Nam, cũng chính là quê hương của cậu. Những quang cảnh tuyệt đẹp đó phải kể đến như là đỉnh Phan Xi Păng cao ngất ngưỡng nhất Việt Nam, dãy Hoàng Liên Sơn với vườn quốc gia di sản của thế giới với thảm thực vật cực kì phong phú và đa dạng, hay sự hiện diện của Ô Quy Hồ, Cốc San như những món quà quý giá của thiên nhiên góp phần tô điểm cho bức tranh hồi ức của Ni Lô. Nhưng rồi giấc mơ tuyệt đẹp ấy cũng phải kết thúc khi Ni Lô bất ngờ tỉnh giấc và hiện thực ùa về. Hiện thực, chính là cuộc sống ồn ào và nhộn nhịp của Ni Lô nơi phố xá hàng quán xứ Huế đông đúc và tấp nập.
Tác giả: Tô Thị Thảo Nguyên
Ý tưởng minh họa: Nilo mang theo mình bao niềm vui, vui vì nghĩ mình sẽ mang đến cho bao người sự hữu ích, giúp ích cho đời, cho cộng đồng và cả nơi Nilo sinh ra, nhưng sau tất cả đã khiến Nilo thất vọng, Nilo ước mình có cánh chim bay lên cùng bạn gió để bản thân một lần nữa trở nên thật sự “xinh đẹp” như giấc mơ của mình. NiLo muốn được trân trọng, muốn được thật sự hữu ích như chính em ấy đã là chứ không phải là từ cách sử dụng em ấy không đúng, vô trách nhiệm như nó không phải là như thế. Bất kể một túi nilong nào được sản xuất, đều mang trên mình một “nghĩa vụ” hữu ích thật sự, vì thế mình và cả Nilo mong muốn rằng tất cả con người chúng ta có thể sử dụng, sử dụng nilong thật đúng cách, đúng như “giấc mơ” mà Nilo đã mơ.
Tác giả: Huỳnh Ngọc Anh Thư
Ý tưởng minh họa: Truyền cảm hứng từ đoạn tác giả viết về mèo xám hùng hồn cắn, xé Ni Lô trong sách, mình muốn giành lại công bằng cho Ni Lô. Rõ ràng mèo xám có lỗi, và đang vi phạm pháp luật khi tấn công và hành hung Ni Lô. Bức tranh vẽ mèo xám vào nhà tù do những hành vi sai trái của mình. Một chút hài hước lẫn đáng yêu mà mình muốn gửi gắm.
Tác giả: Phạm Khánh Linh
Ý tưởng minh họa được diễn giải bởi mẹ tác giả: Là một người mẹ, mình cố gắng hỗ trợ Con tốt hơn mỗi ngày. Trong xã hội bất định, để chuẩn bị cho Con lớn lên khi mà thế giới đã bị sử dụng quá mức nguồn lực, tài nguyên tự nhiên không đủ để phát triển như những thời đại trước thì cần hơn nữa yêu thương, kết nối, thấu cảm, sáng tạo, sẵn sàng làm mới cái cũ và tạo ra thời đại mới.
Tác giả: Trần Nhật Gia Hân
Ý tưởng minh họa: Bức tranh bao quát những điều mà tôi cảm thấy ấn tượng khi đọc qua cuốn truyên “Vòng tròn to, Vòng tròn nhỏ” của tác giả Rita Nguyễn. Bắt đầu cuộc hành trình thực thụ của mình khi đã trở thành một mảnh nỉ long nhàu nát. Tôi đã khắc hoạ những chi tiết mà mình ấn tượng qua lăng kính của Ni-Lô. Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng cho tôi chính là những đôi mắt mong nhớ rừng xanh của bầy thú, khi bị giam cầm sau song sắt và hình ảnh gây dấu dấu ấn sâu sắc trong tôi chính là hình ảnh gấu mẹ ôm chặt lấy gấu con cho đến khi gấu con chết sau đó lao đầu vào bức tường mà tự giết mình. Hình ảnh rạng ngời của ruộn bậc thang và dãy núi hùng vĩ qua lời miêu tả của tác giả đã mang lại cho tôi ấn tượng đẹp. Nhưng liệu thiên nhiên tươi đẹp ấy sẽ tồn tại mãi theo thời gian hay đang dần bị con người hủy hoại chúng? Vì lợi ích riêng mà con người sẵn sàng ra tay chặt phá, đốt rừng. Khi những nhà máy lần lượt mọc lên như nấm, phì phà nhả khói vào môi trường. Tôi khắc hoạ lòng đại dương trên cùng bài vẽ cũng như tự đặt câu hỏi cho bản thân: “Liệu khi đại dương kia nhấn chìm thế giới thì thứ bơi lội dưới lòng đại dương kia sẽ là những chú cá hay là những lon nước, lọ thủy tính hay rác thải mà con người đã vô ý thức vức xuống?” Qua bức tranh này tôi muốn gửi đến mọi người thông điệp hãy bảo vệ môi trường “VÌ MỘT HÀNH TINH XANH – VÌ MỘT THẾ GIỚI AN BÌNH”.
Tác giả: Đặng Ngọc Hải Ân
Ý tưởng minh họa: Trong truyện có một hình ảnh Ni Lô hoá thân thành chim họa mi và bay đến vùng Sa Pa thơ mộng. Cảnh sắc mỹ miều của đồi núi, của sương khói mù mịt, của cỏ cây hoa lá chính là cảm hứng cho bức tranh này.
Tác giả: Nguyễn Chi Oanh
Ý tưởng minh họa: Đây là phần cuối của cuốn sách “ Vòng tròn to vòng tròn nhỏ”, tôi gọi nó là Ni-Lô và những thông điệp. Bạn đã bao giờ tưởng tượng, nếu một ngày nào đó trái đất xinh đẹp của chúng ta bị bao bọc bởi một chiếc túi nilong khổng lồ? Một chiếc túi nilong được tạo nên từ những núi rác thải nhựa nằm rải rác trên khắp mọi nơi, bên trong chính là khí thải, là chất độc, là nhiệt độ cao, là virut, và bệnh truyền nhiễm, giống như một quả bom nguyên tử khổng lồ đã kích nổ và chỉ chờ ngày tận thế là sẽ “BÙM”. Tôi cảm thấy, thế giới sẽ trở nên như vậy vào một ngày xấu số nào đó trong tương lai, nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường. Chai nhựa, túi nilong vốn là những vật dụng hữu ích nhưng vì sự vô ý thức của một số người khiến chúng vô tình trở thành kẻ tội đồ phá hoại môi trường. Con người tạo sẵn sàng sử dụng chúng như một lẽ thường tình rồi lại tiện tay vứt bỏ khi không cần đến, trực tiếp chối bỏ trách nhiệm và đổ lỗi lên những chiếc túi nilong bé nhỏ tội nghiệp. Nên, nút thắt của vấn đề này chính là con người. Con người vì để tồn tại đã vô tình hủy hoại môi trường nhưng chính con người sẽ cứu cả thế giới, đôi bàn tay của con người đang nắm giữ sinh mệnh của cả Trái Đất. Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường, vì một thế giới an bình, từ vòng tròn nhỏ tạo nên vòng tròn to, tinh thần đoàn kết sẽ tạo nên những điều kì diệu.
Tác giả: Đặng Ngọc Hải Ân
Ý tưởng minh họa: Tôi muốn biểu đạt hình ảnh Ni Lô bị chú mèo ấy xé xác. Một phần chính là vì câu nói của chú mèo, quả thật ni lông, rác thải đang ngày càng khiến cho Trái Đất ngày một ô nhiễm. Thêm nữa chính vì bị xé xác như thế này, Ni Lô mới có cơ hội trở nên nhỏ bé, trở nên nhẹ hơn, mới có thể bay đi khắp chốn, hiểu thêm về thế giới này, thực hiện được ước mơ khi còn là một túi ni lông đựng đồ bị cất nơi góc tủ kia. Phân cảnh này chính là tiền đề, là sức bật cho câu chuyện sau này nữa. Bởi những đau đớn khi bị xâu xé như thế này, Ni Lô của chúng ta mới hiểu hơn về bản thân, về Trái Đất này.
Tác giả: Trần Thị Quỳnh Trang
Ý tưởng minh họa: Giấc mơ của Nilo nằm ngay ở những dòng đầu tiên của cuốn sách khiến mình thật sự ấn tượng bởi đó là mong ước được tự do của Nilo – được sải cánh trên bầu trời như một chú chim hoạ mi đồng hành với Nilo chính là chú chích choè Sấm Sét. Cả hai đã có một cuộc hành trình thú vị cùng nhau bay lượn qua khắp các vùng miền được khám phá cuộc sống xung quanh, được Sấm Sét giới thiệu về vùng đất Sapa mờ sương với những thửa ruộng bậc thang. Giấc mơ tuy chỉ ngắn ngủi nhưng ta có thể cảm nhận được ham muốn phiêu lưu,thôi thúc và là tiền đề cho chuyến phiêu lưu sau này của Nilo.
Tác giả: Lại Thị Thanh Huyền
Ý tưởng minh họa: Ni Lô và Cá Chim Trắng. Chú Cá Chim bé nhỏ ơi, vì sao em không có bay trên trời nhưng con người lại đặt tên em là Cá Chim nhỉ? Con người kì cục lắm, với trí tưởng tượng, họ làm ra mọi thứ, nhưng cũng phá hoại những thứ khác nữa. Họ hủy hoại chính môi trường sống của mình. Em đừng cố hiểu con người vì con người cũng không thể hiểu nổi chính họ. Ni Lô ơi, em đang trôi trên sông đấy, đừng để bạn cá nào không biết lại tưởng em là thức ăn mà nuốt mất nhé. Hãy la thật to: “Tôi là Ni Lô, hổng phải đồ ăn đâu”. Cuộc hành trình sắp kết thúc rồi, mọi điều tốt đẹp đang chờ em ở cuối con đường, vì vậy, luôn ghi nhớ bản thân mình là ai và tiếp tục nỗ lực nhé.
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thanh
Ý tưởng minh họa: Những đoạn kết cuối chương “Trở về và chuyển hóa” khép lại khiến trong tôi vỡ òa bao cảm xúc. Ni-lô được đi qua vô số đất nước, khám phá các vùng đất khác nhau, cũng như nhận ra thật nhiều điều thú vị và hữu ích. Nhưng cũng như bác ni lông ở Nepal đã nói, Ni-lô hiểu được rằng bản thân nó chỉ là ni lông, là thứ mà con người vứt bỏ, thiên nhiên môi trường căm ghét. Thế rồi mà giờ đây Ni-lô đã tìm được giá trị về sự tồn tại của mình và chúng bạn xung quanh rồi. Chợt nhận ra mình cũng hữu ích thì còn gì vui hơn nhỉ? Chúng có thể được tái chế thành những ngôi nhà chống lũ đó! Tôi bỗng vui làm sao. Sẽ thật tuyệt biết bao khi tất cả con người đều nhận ra giá trị hữu dụng từ việc tái chế những chai nhựa, túi ni lông, giấy,… sẽ thật tuyệt khi con người biết bảo vệ nguồn nước, không khí, động vật,…Và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Thầm mong Mẹ thiên nhiên sẽ sớm khỏe lại.
Tác giả: Phạm Thị Trúc Mai
Ý tưởng minh họa: Trong cuộc hành trình đó, Ni Lô của chúng ta đã đi khắp nơi khám phá cuộc sống của các nước trên thế giới và cậu nhận ra con người nói chung đã dần biến Trái Đất trở nên “chật chội” hơn với đống rác thải. Trong đó có Nepal, nơi có đỉnh Everest – Nóc Nhà Thế Giới với độ cao chọc trời. Vì thế, tranh của em được nhìn với góc nhìn từ ngoài không gian. Nhiều năm trở lại đây con người bắt đầu yêu thích sự mạo hiểm và họ dần muốn chinh phục nơi này, con người đi đến đâu (tùy theo ý thức) thì đều có rác, số rác thải mà những người đến đây ngày một tăng lên, chân núi đến ngọn núi nơi đâu cũng có rác, như rác thải thực phẩm, rác được “thải” bởi con người hay thậm chí là x.á.c người… Lượng rác nơi đây dọn mãi cũng không hết vậy số rác nếu gom lại thì liệu rằng có thấp hơn đỉnh núi cao kia hay không? Em đã vẽ Ni Lô không leo cùng con người mà thay vào đó cậu lại leo trên núi “rác thải” nhằm để cho mọi người cảm nhận được rằng con người có thể tạo ra núi cao không kém gì mẹ thiên nhiên.Trong “ngọn núi” mà loài người tạo ra còn có đồng loại của Ni Lô và nhiều thứ mà bạn không thể tưởng tượng nỗi. Chính vì thế chúng ta cùng giữ gìn môi trường nhé!
Tác giả: Nguyễn Hoàng Mai Ly
Ý tưởng minh họa: Có những loài động vật sinh ra vốn dĩ phải sống ở rừng cây. Cũng có những con người bắt nhốt chúng, không phải để chăm sóc hay bảo vệ khỏi kẻ săn thú mà là vì tiền. Hoàn cảnh ngoặt nghèo của mẹ gấu khiến “cô” biết rằng chỉ có cái chết mới giúp mình và đứa còn được giải thoát.
Tác giả: Hầu Thị Thanh Trang
Ý tưởng minh họa: Hình ảnh minh họa trên là hình ảnh của hai mẹ con chú gấu ngựa đang nhìn nhau bằng ánh mắt thương yêu, vui vẻ bên nhau, nếu như chúng được sống, được hòa mình vào trong thiên nhiên, có cây cỏ, ong bướm, …và có cả chú chim họa mi tên là Ni Lô. Mong rằng một ngày nào đó những chú gấu ngựa trên thế giới sẽ không còn bị ngược đãi, khai thác, mà sẽ được sống trong một môi trường tự nhiên của chúng.
Tác giả: Nguyễn Thị Khánh Huyền
Ý tưởng minh họa: Tôi vốn định sẽ minh họa tác phẩm bằng một gam màu thật tươi sáng, thật gần gũi với trẻ thơ như tính cách mà tác giả đã thể hiện ở Ni lô, nhưng những dòng văn miêu tả khung cảnh Ấn Độ ở cuối chương bốn đã khiến tôi thay đổi và quyết định chọn một tông màu trái ngược. Khung cảnh ấy cứ hiện lên mãi và khắc ghi vào trong tâm trí tôi, nội nỗi niềm khó tả, vừa chua xót vừa nghẹn ngào. Một người Ấn thương cho đất nước mình mà không cầm được nước mắt, một người phóng viên đồng cảm sâu sắc và an ủi bằng một cái nắm tay. Hành động ấy thật nhân văn, thật đẹp giữa khung cảnh ngập tràn khói trắng và rác thải. Chua xót thay, dòng sông đẹp chảy trôi cùng nền văn hóa đầy rực rỡ, lung linh đang bị hủy hoại từng ngày và người nơi ấy lại bất lực trước cảnh đớn đau này. Ấn Độ lộng lẫy nhưng lại mong manh như những cánh hoa vàng rực rỡ cuối cùng vẫn hòa mình vào dòng chảy vẩn đục. Thật mong rằng một ngày nào đó, dòng sông tươi đẹp ấy cùng muôn vàn con sông khác có thể trong xanh và đẹp đẽ như thuở ban đầu.
Tác giả: Phan Nguyễn Minh Anh
Ý tưởng minh họa: Vì em đọc và thấy rằng những bạn gấu bị bắt nhốt, và không được tự do sống cuộc sống của mình. Câu chuyện về gấu mẹ và gấu con rất cảm động, nên em muốn gấu và những thú rừng không bị bắt nhốt để cho mọi người xem như trong sở thú nữa. Em muốn nhìn thấy các con vật được sống bên nhau, yêu thương nhau. Tự do trong cuộc sống, tự do với thiên nhiên bao la.
Tác giả: Nguyễn Duy Uyên
Ý tưởng minh họa: Tác phẩm được lấy ý tưởng từ đoạn khi Ni Lô nhìn thấy khung cảnh của thủ đô với các người bạn bị vứt đi thì mọi thứ tốt đẹp mà cậu đã nghĩ về bản thân dần tan biến. Sự tự hào mình là một chiếc túi đẹp đẽ, sang trọng, sự thích thú khi cậu nghĩ mình là chú chim đang sải cánh bay lượn tự do thì ra chỉ là một giấc mơ thôi. Cậu đã lầm tưởng về mọi thứ cậu nhận ra giá trị của bản thân khi nhìn thấy những bãi nhiều màu sắc mà con người gọi là rác, tiếng khóc của những miếng xốp, tiếng nỉ non của tờ lịch, mọi thứ khiến Ni Lô bần thần và bật khóc. Vậy nên qua phân đoạn trên mình muốn gửi gắm thông điệp rằng mọi người hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường. Thay vì sự hờ hững vứt đi Ni Lô thì hãy cho cậu ấy một giá trị tồn tại ý nghĩa hơn bằng cách phân loại tái chế, để Ni Lô đúng nơi quy định điều đó sẽ giúp cậu ấy tái sinh với vai trò mới và môi trường sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Tác giả: Huỳnh Anh Thư
Ý tưởng minh họa: Khi từng chương truyện của cuốn sách “Vòng tròn to vòng tròn nhỏ” được vẽ nên thông qua lời kể của chiếc túi nhựa Nilo thì tôi cứ như bị cuốn vào chuyến hành trình dài ngày, chứa đựng giá trị giáo dục về môi trường đầy nhân văn. Tôi tự hỏi, nếu như những tình huống oái ăm ấy chưa từng xảy ra thì cuộc sống sẽ tươi đẹp đến nhường nào. Chẳng hạn túi nhựa Nilo thật sự là một chú họa mi luôn vui đùa cùng anh bạn Sấm Sét khắp vùng trời Việt Nam mà chẳng lo bị đám trẻ con rình bắn. Hay mẹ con gấu có thể quay về mái nhà rừng rậm thân thương nơi có con suối mát trong lành, thoát khỏi những chiếc chuồng sắt chật hẹp của bọn buôn bán mật gấu trái phép. Thậm chí, sẽ chẳng có vấn đề ô nhiễm nào khiến cho vị thần núi Hoàng Liên Sơn phải tức giận mà tạo trận cuồn phong để trừng trị con người,…Và còn có rất nhiều điều khác mà tôi tin rằng các bạn đọc sẽ mong muốn chúng thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì thay đổi nếu ta không hành động. Bởi, con người thật sự cần có môi trường để tồn tại chứ không phải ngược lại. Nếu xây dựng được lối sống xanh, bảo vệ tài nguyên, môi trường xung quanh thì vòng tròn sinh thái nhỏ quanh bạn sẽ dần trở nên tốt hơn và rồi sẽ có ngày vòng tròn lớn sinh thái – nói cách khác là trái đất của chúng ta sẽ lại được hồi sinh đầy sức sống.
Tác giả: Trương Thị Yên Lynh
Ý tưởng minh họa: Khi đọc đến chương cuối của sách: Trở về và chuyển hóa, trong đầu mình hiện lên hình ảnh vòng tròn tái chế và nụ cười của Trái Đất. Và mình nghĩ chỉ cần thay đổi một hành động nhỏ trong cuộc sống bằng cách nhỏ nhất với những vòng tròn tái chế là đã có thể góp phần thay đổi rất lớn cuộc sống này.
Tác giả: Trần Thắng
Ý tưởng minh họa: Đây là một đoạn bạn nylon đang được bạn chim chích chòe hướng dẫn chao nghiêng đôi cánh trên bầu trời Thủ đô ^^ mình ấn tượng vì nó dễ thương.
Tác giả: Phạm Thị Vân Anh
Ý tưởng minh họa: Và bức tranh trên là hình ảnh minh họa đền Taj Mahal từ năm 1983 đến năm 2021. Năm 1983, đền đã được công nhận là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Lúc này nó vẫn giữ được nét đẹp ban đầu của mình với lớp tường đá cẩm thạch trắng. Là biểu tượng tình yêu thuần khiết của vua Shah Jahan dành cho vợ mình. Nhưng tới năm 2021, trong bức tranh mọi người có thể thấy nó đã chuyển sang sắc vàng nâu không đều màu như bị tạt nước bẩn. Điều này nói lên rằng trải qua một thời gian dài thì đền Taj Mahal đã có sự chuyển biến rõ rệt về màu sắc. Và nguyên nhân gây ra sự việc đó là do ô nhiễm không khí quá nặng nề. Dưới bức tranh là hình ảnh phóng viên hỏi khách du lịch có cảm nhận gì về sự chuyển biến của ngôi đền. Còn có sự xuất hiện của Ni Lô càng làm cho bức tranh thêm đúng với những gì tác phẩm đã mô tả. Qua việc vẽ minh họa sự khác nhau về màu sắc của đền Taj Mahal, bức tranh muốn nhắn nhủ rằng ô nhiễm không khí tại nơi đền Taj Mahal nói riêng và thế giới nói chung đã làm ảnh hưởng nặng nề tới cảnh quan, cuộc sống của người dân. Vì vậy mọi người hãy cùng nhau bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu các khí thải của xe cộ, của nhà máy,…để giữ cho không khí trong lành, để cho những cảnh quan đẹp như đền Taj Mahal sẽ không vì ô nhiễm mà làm mất đi nét đẹp vốn có của nó.
Tác giả: Lê Trần Bảo Ngọc
Ý tưởng minh họa: Sau khi đọc xong tác phẩm “Vòng Tròn To, Vòng Tròn Nhỏ”, đối với tôi ấn tượng nhất là chương 3. Có lẽ vấn nạn ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước dẫn đến những cái chết của nhiều sinh vật biển. Dù chúng ta ra nhiều biện pháp cải thiện việc xả rác ra biển nhưng ta không thể nào chối cãi rác thải đang xâm lấn và sẽ luôn ở đó không thể tiêu hủy được. Các sinh vật sống như rùa, bò biển, cá voi, v.v.. phải chịu nhiều đau thương mà chúng không hề làm mà phải chịu đựng vết thương đó từ việc làm sai trái của con người. Việc sử dụng gam màu xanh dương, xanh lá và vàng là bộ ba không thể tách rời khi nghĩ tới bãi biển cát vàng và nước xanh trong vắt nhưng nhờ sự thiếu ý thức của con người khi du lịch, vứt rác bừa bãi, vứt rác ra biển đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các con vật dưới biển ấy. Chính loài người đã bắt chúng sống với nó.
Tác giả: Trần Quý Kỳ Thư
Ý tưởng minh họa: Tôi thả mình trôi theo dòng nước, cảm thấy mê man với sự nâng đỡ phía dưới, gió trời lướt qua lướt lại trêu đùa trong không gian, và trên kia là trời xanh mây trắng lãng đãng trôi. Vài bầy cò trắng sải cánh dài bay tới bay lui kể chuyện nhau nghe việc nuôi con như thế nào là tốt nhất.