Posted on: August 14, 2021 Posted by: Rita Nguyen Comments: 0

DỰ ÁN "TRÁI ĐẤT CẦN MÀU XANH" GÂY QUỸ

A – ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

     Nhóm CTXH Một Ngày Mới là một nhóm thiện nguyện chuyên về phát triển cộng đồng thông qua hình thức giáo dục chủ động từ năm 2011. Khi mới thành lập, nhóm đã được sự bảo trợ và hướng dẫn từ Trung tâm Thực hành Công tác xã hội thuộc trường Đại Học Mở Tp Hồ Chí Minh.

     Từ 2013, nhóm chính thức hoạt động độc lập bằng chính nguồn lực tự sắp xếp và tổ chức. Nhiều chương trình/dự án giáo dục cộng đồng phi lợi nhuận đã và đang được thực hiện nhằm lan tỏa các giá trị An toàn – Giáo dục – Nhân văn.

                              Thành viên nhóm CTXH Một Ngày Mới (hay AND). Nguồn ảnh: AND

    Thông tin chi tiết, vui lòng xem thêm tại:

  • https://drive.google.com/file/d/1mXZmEIh1CBuYQ3tQ4u0zG1HQIFHgg9Z_/view
  • Facebook: A New Day Social Work Group (https://www.facebook.com/anewday.group)

     Nhóm trưởng: Đỗ Trinh Trong

  • Email: dotrinhtrongctxh@gmail.com
  • SĐT: 0975.373.350
  • Facebook: https://www.facebook.com/trinhtrong.do

B – THÔNG TIN DỰ ÁN

     Bối cảnh

     Biến đổi khí hậu đang gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng trên toàn cầu. Từng thời khắc trôi qua, tin tức về bão lũ, nắng hạn gây cháy rừng, sạt lở đất, v.v. ngày càng dày đặc hơn. Không ngoại lệ, Việt Nam tuy nằm ở vị trí địa lý đẹp, sở hữu bờ biển dài – vốn là tài nguyên thiên nhiên trù phú, nay phải đối diện với nhiều rủi ro và thử thách trong cơn khủng hoảng mang tên thảm họa thiên nhiên

     Tại thành phố Hồ Chí Minh, rừng phòng hộ Cần Giờ – nơi được xem như “lá phổi” lọc khí và nước trong khu vực – đang phải đối mặt với hậu quả của nước biển dâng. Sự an toàn và sinh kế của người dân tại Cần Giờ đang bị đe dọa nghiêm trọng và, như thế, thế hệ trẻ em tại nơi này ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết! 

      Rừng Ngập Mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển Thế Giới vào ngày 21/01/2000.

                                                                       Nguồn ảnh: http://kyluc.vn/

     Đặc biệt là đối với trẻ em đang sinh sống tại nơi có diện tích rừng phòng hộ lên đến 37.000 ha, các em đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận thực phẩm, nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Do đó, các em cần được cung cấp kiến thức để hiểu được những giá trị cũng như là cách bảo vệ rừng, trang bị các kỹ năng để ứng phó với ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

     Sáng kiến dự án

     Giáo dục trẻ em về môi trường, bảo vệ môi trường và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu theo mô hình giáo dục có định hướng thông qua 8 buổi sinh hoạt với 8 chủ đề về môi trường, 1 ngày hội trò chơi và 1 buổi tham quan trải nghiệm. Thông qua việc nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho trẻ em để bảo vệ và tăng cường tính an toàn trong trường học. Nâng cao năng lực giảm nhẹ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu của cộng đồng địa phương.

     Mục đích

     Có 70% trong tổng số 100 học sinh ở độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi tham gia dự án thường xuyên tại huyện Cần Giờ từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2023 và 70% các em nhận thức được việc gìn giữ, sự quan trọng của môi trường và có kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

     Mục tiêu

  • Ít nhất 30 Tình nguyện viên (TNV) của nhóm CTXH A New Day đều được tham gia tập huấn nâng cao năng lực về kỹ năng làm việc với trẻ em hiệu quả.

                                               Minh họa chương trình tập huấn. Nguồn ảnh: AND

  • Bộ giáo án kiến thức và kỹ năng liên quan đến môi trường được biên soạn.
  • 100 em học sinh từ 6 – 16 tuổi đang sinh sống và học tập trên địa bàn xã nhận được lợi ích từ các chương trình thuộc dự án.
  • 10 buổi sinh hoạt với 8 chủ đề về kỹ năng sống, 1 chương trình lễ hội trò chơi và tổng kết, lượng giá dự án, 1 chương trình tham quan.

                                   Minh họa chương trình hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ em. Nguồn ảnh: AND

  • Hai công tác bổ trợ được thực hiện nhằm tăng tính bền vững cho dự án với:
      • 1 phim ngắn được hoàn thiện vào cuối dự án nhằm sử dụng làm tài liệu truyền thông cộng đồng.
      • 2 buổi sinh hoạt chuyên đề được tổ chức cho cộng tác viên thanh niên tại địa phương nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng giảng dạy theo mô hình giáo dục có định hướng.

     Đối tượng thụ hưởng

  • Đối tượng hưởng lợi trực tiếp: 

     100 trẻ tại Cần Giờ được giáo dục kiến thức và kỹ năng liên quan đến môi trường để ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó, trẻ còn có hội giao lưu, vui chơi, học hỏi và phát triển bản thân.

  • Đối tượng hưởng lợi gián tiếp:
    • Giáo viên và phụ huynh học sinh giảm áp lực trong việc giáo dục trẻ. Đồng thời có thể cùng trẻ tìm hiểu thêm về kiến thức và kỹ năng để ứng phó với BĐKH.
    • TNV tham gia dự án được trang bị các kỹ năng làm việc với trẻ, học hỏi thêm các kiến thức về môi trường.

     Tính bền vững của dự án

  • 30 TNV tham gia dự án có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các chương trình/dự án giáo dục trẻ em của AND hoặc đơn vị khác trong tương lai. Chọn lọc một số TNV đặc biệt xuất sắc để trở thành tập huấn viên của AND.
  • Dự án luôn xem xét và hoàn thiện giáo án sau khi diễn ra các khóa tập huấn KNS cho học sinh, sau đó bàn giao giáo án cho nhóm nòng cốt và nhà trường, tiếp tục thực hiện cho các khối học tiếp theo. Ban điều hành dự án sẽ giữ liên lạc và hỗ trợ khi cần bằng cách đánh giá và quan sát diễn biến dự án bằng báo cáo hình ảnh theo quý. Hỗ trợ địa phương huy động các nguồn kinh phí để dự án được tiếp tục. Phát triển, nâng cấp dự án và truyền thông mô hình để các trường và các địa phương có nhu cầu thực hiện.
  • Thực hiện công tác bổ trợ nhằm tăng tính bền vững cho dự án với:
    • 1 phim ngắn được hoàn thiện vào cuối dự án nhằm sử dụng làm tài liệu truyền thông cộng đồng.
    • 2 buổi sinh hoạt chuyên đề (dự định) được tổ chức cho cộng tác viên thanh niên tại địa phương nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng giảng dạy với kỹ thuật giáo dục thông qua hoạt động có định hướng. Nhờ đó, dự án dù có kết thúc vẫn đảm bảo được nối tiếp hiệu quả và bền vững tại địa phương với thế hệ cộng tác viên này.

C – NGÂN SÁCH

  • Hoạt động 1 –  Khảo sát nhu cầu, thực trạng và làm việc tại địa phương: 1,500,000 đồng.
  • Hoạt động 2 – Tuyển TNV Dự án & Tập huấn cho TNV: 14,000,000 đồng.
  • Hoạt động 3 – Xây dựng giáo án giảng dạy: 800,000 đồng.
  • Hoạt động 4 – Tổ chức 8 chương trình tập huấn, chia sẻ KNS cho 100 trẻ: 39,600,000 đồng.

                                Một phần chi tiết của bảng dự trù ngân sách cho dự án. Nguồn số liệu: AND

  • Hoạt động 5 – Tổ chức “Ngày hội môi trường” + Lượng giá nhóm: 10,750,000 đồng.
  • Hoạt động 6 – Hoạt động trải nghiệm “Đặc công Rừng Sát”: 24,000,000 đồng.
  • Hoạt động 7 – Hoàn thiện phim tài liệu vào cuối dự án nhằm sử dụng làm tài liệu truyền thông cộng đồng: 3,000,000 đồng.
  • Hoạt động 8 – Tổ chức 2 chương trình tập huấn chuyên đề cho cộng tác viên thanh niên địa phương (nhóm nòng cốt): 11,400,000 đồng.

        Tổng ngân sách dự kiến: 105,050,000 đồng (một trăm lẻ năm triệu không trăm năm chục ngàn đồng).

* Tùy vào diễn biến dịch bệnh COVID-19 trên thực tế, phương thức tổ chức dự án có thể được linh động thay đổi cho phù hợp.

D – PHƯƠNG THỨC ỦNG HỘ

Vui lòng liên hệ trực tiếp với đại diện của nhóm Một Ngày Mới để biết thêm thông tin chi tiết. 

 

              CẢM ƠN SỰ ỦNG HỘ VÀ THEO DÕI CỦA QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN! VÌ MỘT THẾ GIỚI ĐẦY MÀU XANH!